Wikileaks (được phát âm là /ˈwɪkiliːks/, cấu tạo từ tiếng Anh: wiki và leak - sự rò rỉ) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế[4] chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố khác nhưng vẫn giữ gìn tính nặc danh của nguồn tin. Website của tổ chức ra mắt vào năm 2006, do The Sunshine Press điều hành.[5] Tổ chức này tự mô tả là được thành lập bởi những người Trung Quốc bất đồng quan điểm, cũng như các nhà báo, nhà toán học, và những nhà công nghệ của các công ty mới thành lập từ Hoa Kỳ, Đài Loan, châu Âu, châu Á và Nam Phi. Báo chí và tạp chí The New Yorker vào tháng 7 năm 2010 nói rằng Julian Assange, một nhà báo người Úc và là một nhà hoạt động Internet, là người điều hành tổ chức.[6] Chỉ trong vòng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đã có hơn 1,2 triệu tài liệu.[7]
Các trang web WikiLeaks đầu tiên xuất hiện trên Internet vào tháng 12 năm 2006. Người sáng lập WikiLeaks là Julian Assange, một nhà báo người Úc. Theo lời của Julian Assange trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Medien-Okonomie-Blog: "không thể biết chính xác các thành viên ban quản trị trang wikileaks. Chỉ biết rằng, một số trong đó là những người tị nạn từ Trung Quốc (những người vẫn duy trì quan hệ với gia đình họ tại quê nhà), nhà báo, nhà toán học, chuyên gia kỹ thuật từ Mỹ, Đài Loan, châu Âu, Úc và Nam Phi. Lực lượng tình nguyện viên nòng cốt của WikiLeaks chỉ có 40 người. "
Tờ The New Yorker (Hoa Kỳ) đưa ra nhận xét: "WikiLeaks không hẳn là một tổ chức, mà nên được gọi là sự nổi loạn truyền thông. WikiLeaks không có đội ngũ nhân viên làm việc được trả lương, không có văn phòng. Người sáng lập Assange thậm chí không có nhà. Ông đi từ nước này sang nước khác, nhờ sự giúp đỡ của những người ủng hộ, hoặc bạn của bạn. Có thể nói, WikiLeaks tồn tại ở bất kỳ nơi nào Assange làm việc. " [8]
Từ khi ra đời trang website từ năm 2006, WikiLeaks đã công bố nhiều loại tài liệu mật của nhiều nước trên thế giới. Riêng năm 2010, trang web WikiLeaks đã công bố gần 500.000 tài liệu mật của Hoa Kỳ về chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, cùng với 250.000 thư tín ngoại giao của Hoa Kỳ,...[8]
Vụ giết người ngoài dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2010, một đoạn video được đăng tải trên website có tên gọi Vụ giết người ngoài dự kiến (Collateral Murder) được cung cấp bởi một binh nhất tên Bradley Manning (22 tuổi).
Đoạn video được quay, vào năm 2007, trên một trực thăng Apache, miêu tả lại cảnh giết người bừa bãi hơn một chục người ở ngoại ô New Baghdad trong đó có 2 nhân viên của hãng tin Reuters.
Đoạn video đã đưa Wikileaks trở thành cổng thông tin chính cho các báo cáo tài liệu và video nặc danh và chính xác từ các chiến trường xa xôi.[9][10] Vào tháng 7 năm 2010, Wikileaks đã công bố Nhật ký Chiến tranh Afghanistan, một bộ hơn 90.000 tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan trước đây chưa từng được biết đến.[11][12]
Các báo cáo mật về cuộc chiến Afghanistan[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 25/7/2010, WikiLeaks theo như thông báo từ trước đã chính thức công bố hơn 92.000 báo cáo mật về cuộc chiến Afghanistan được viết từ tháng 1-2004 đến tháng 12-2009, bất chấp sức ép từ chính phủ Mỹ.
Wikileaks đã chia sẻ số tài liệu mật này cho ba tờ báo lớn là New York Times (Mỹ), Guardian (Anh) và tạp chí Der Spiegel (Đức) với điều kiện ba tờ báo này cùng đăng tải vào ngày 25-7.
Cuối tháng 8 năm đó, WikiLeaks tiếp tục tung ra số còn lại gồm 15000 tài liệu liên quan đến cuộc chiến Afghanistan.
Các tài liệu cho thấy có vô số lần liên quân Mỹ - NATO đã xả súng vô tội vạ vào các thường dân Afghanistan vì tưởng họ là những kẻ đánh bom liều chết của Taliban.
Quân đội Mỹ đã thành lập một nhóm sát thủ mang tên "Sát Thủ 773" có nhiệm vụ bắt giữ hoặc ám sát các nhà lãnh đạo Taliban và Al-Qaeda - với số lượng mục tiêu lên đến khoảng 2000 người.
Lực lượng Taliban đã sử dụng các vũ khí như tên lửa tầm nhiệt đất đối không, súng phóng lựu để tấn công lực lượng không quân của Mỹ - NATO, mà số vũ khí được cho là lấy từ số các vũ khí mà CIA đã chuyển giao cho Afghanistan để chống Liên Xô vào những năm 1980.
[13]
Tài liệu mật về cuộc chiến Iraq[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 22/10/2010 một loạt 391.831 tài liệu về cuộc chiến Iraq và được thế giới mô tả là "quả bom sự thật".
Mặc dù chính quyền Mỹ thông báo rằng họ không thể ước tính được số dân thường thiệt mạng nhưng theo tài liệu được công bố thì 285.000 nạn nhân trong đó ít nhất 109.000 người thiệt mạng từ tháng 3-2003 đến cuối năm 2009 - đó là hậu quả của "những cuộc tắm máu" (Julian Assange).
[14]
Tài liệu mật của Bộ ngoại giao Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 28/11/2010, 251.287 tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ được tiết lộ trên wikileaks và còn được gửi đến 5 trang báo nổi tiếng nhất của Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Đây được coi là một vụ " tấn công 11/9 " vào nền ngoại giao Mỹ. Và dự kiến nó sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến quan hệ ngoại giao của Mỹ và các nước khác.
Danh sách 5 tờ báo được WikiLeaks cung cấp tài liệu:[15]
- New York Times (Mỹ)
- Der Spiegel (Đức)
- Le Monde (Pháp)
- Guardian (Anh)
- El Pais (Tây Ban Nha)
- Aftenposten (Oslo, Na Uy)
Ngày 8/4/2013, WikiLeaks tung kho lưu trữ tìm kiếm, chứa 1,7 triệu tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1973-1976, trong đó có nhiều tài liệu của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger.[16]
Các cơ sở hạ tầng và nguồn lực ảnh hưởng đến Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 06/12/2010, WikiLeaks tiếp tục công bố danh sách các cơ sở hạ tầng và nguồn lực quan trọng trên thế giới mà "nếu mất mát có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ".
Danh sách bao gồm các tuyến cáp ngầm dưới đáy biển, các hệ thống viễn thông, hải cảng, đường ống dầu khí, các công ty kinh doanh... ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Điều đáng nói ở đây là danh sách này được ngoại trưởng Mỹ yêu cầu các nhà ngoại giao của mình thu thập.
[17]
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2010, Amazon.com dưới sức ép của chính quyền Hoa Kỳ đã quyết định không cho Wikileaks thuê máy chủ nữa. Hiện WikiLeaks chỉ còn duy trì trên máy chủ của Bahnhof tại Thụy Điển.[18] Theo CNN, trung tâm dữ liệu của Bahnhof đặt trong một ngọn núi gần Stockholm. Các máy chủ được đặt dưới độ sâu 30 mét, trong một căn hầm ngầm chống bom hạt nhân được xây dựng từ thời Chiến tranh lạnh. Chỉ có một lối duy nhất dẫn vào khu chứa máy chủ và cánh cửa được làm bằng kim loại dày tới nửa mét.[19]
Wau Holland Foundation là tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Berlin quản lý hầu hết nguồn quỹ của WikiLeaks. Năm 2009, Wau Holland Foundation đã nhận được hơn một triệu USD tiền đóng góp cho Wikileaks từ các tổ chức và cá nhân.[19]
- ^ “Whois Search Results: wikileaks.org”. GoDaddy.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010.
- ^ “wikileaks.org – Traffic Details from Alexa”. Alexa Internet, Inc. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010.
- ^ “WikiLeaks Struggles to Stay Online After Attacks”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
- ^ Haddow, Douglas (4 tháng 7 năm 2010). “Grim truths of Wikileaks Iraq video”. The Guardian (London). Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
... a Sweden based non-profit website
- ^ “Wikileaks: About”. WikiLeaks. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2009.
- ^ McGreal, Chris (4 tháng 5 năm 2010). “Wikileaks reveals video showing US air crew shooting down Iraqi civilians”. The Guardian.
- ^ “Wikileaks has 1.2 million documents?”. Wikileaks. Truy cập 28/02/2008.
- ^ a ă Thái An (12 tháng 4 năm 2010). “WikiLeaks - Thành trì không thể công phá?”. Báo Tiền Phong (Tiền Phong Online). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2010.
- ^ Reso, Paulina (20/05/2010). 20 tháng 5 năm 2010_5_pioneering_web_sites_that_could_totally_change_the_news.html “5 pioneering Web sites that could totally change the news”. Daily News. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Current Google Insights trends: Wikileaks posts clasified military video, Masters”. The Independent. 4 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Afghanistan war logs: the unvarnished picture”. guardian.co.uk. 25/07/2010. Truy cập 26/07/2010.
- ^ Collateralmurder Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ Tiết lộ tài liệu mật về cuộc chiến Afghanistan - Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ Wikileaks phơi bày bí mật cuộc chiến Iraq - Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ Những tiết lộ 'động trời' của Wikileaks - VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ “WikiLeaks to release more US diplomatic records”. AFP. 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ WikiLeaks đe dọa phản công - Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ Trọng Cầm, Báo Vietnamnet, WikiLeaks "cầu bơ cầu bất", Cập nhật lúc 03/12/2010, truy cập lúc 05/12/2010
- ^ a ă Thụy Miên, Báo Thanh niên Online, Quả bom WikiLeaks, cập nhật 04/12/2010, truy cập lúc 05/12/2010
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về WikiLeaks |
Comments
Post a Comment