Skip to main content

Đồng Phú – Wikipedia tiếng Việt


Đồng Phú là một huyện của Việt Nam, thuộc tỉnh tỉnh Bình Phước. Huyện lỵ là thị trấn Tân Phú. Đồng Phú là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, trong tương lai sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.





Huyện Đồng Phú nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Phước:



Nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 50 đến 120 mét. Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan, feralit nâu đỏ và một ít đất xám trên phù sa cổ, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, mía… Khí hậu điều hòa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, thời tiết nóng ấm quanh năm với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,8 °C; độ ẩm không khí cao và đều, rất ít khi chịu ảnh hưởng của gió bão thích hợp cho cây trồng và vật nuôi phát triển.

Địa bàn Đồng Phú được bao quanh bởi hai con sông lớn là Sông Bé và sông Đồng Nai, cùng với nhiều suối chảy qua như: suối Rạt, suối Nước Trong, suối Giai, suối Lam, suối Mã Đà và nhiều suối nhỏ với lưu lượng ít, rải rác ở khắp vùng trong Huyện, đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt. Rừng đồng phú có nhiều loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ, Giáng hương, Bằng lăng, Cẩm lai, và các loại lâm sản khác như lồ ô, tre, nứa, song, mây, các loại dược liệu.

Là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường Quốc lộ 14, đường tỉnh 741 đi qua, đây là những con đường giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia. Bên cạnh đó còn có hàng trăm kilômét đường liên xã và đường tỉnh 753 nối liền với các xã trong Huyện với nhau, rất thuận tiện cho việc giao thương, đi lại.



Huyện có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn Tân Phú và 10 xã gồm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Tiến, Thuận Lợi, Thuận Phú.



Trước năm 1975, huyện Đồng Phú ngày nay vốn là quận Đôn Luân, tỉnh Phước Long, được thành lập ngày 24 tháng 7 năm 1961. Quận Đôn Luân có 4 tổng, 5 xã, quận lị đặt tại Đồng Xoài, xã Phước Thiện.

Sau năm 1975, quận Đôn Luân đổi thành huyện Đồng Xoài. Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, huyện Đồng Xoài thuộc tỉnh Sông Bé.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Đồng Xoài và Phú Giáo. Khi mới thành lập, huyện gồm 11 xã: An Bình, An Linh, Đồng Xoài, Phú Riềng, Phước Vĩnh, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành.

Ngày 4 tháng 7 năm 1988, chia xã Phú Riềng thành hai xã: Phú Riềng và Thuận Lợi; chuyển xã Phú Riềng về huyện Phước Long quản lý (nay xã Phú Riềng thuộc huyện Phú Riềng).

Ngày 1 tháng 8 năm 1994, chia xã Phước Vĩnh thành thị trấn Phước Vĩnh và xã Vĩnh Hòa; chia xã Đồng Xoài thành thị trấn Đồng Xoài và xã Đồng Tâm; chia xã Tân Hưng thành 2 xã: Tân Hưng và Tân Phước.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Phước Sang trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã An Bình.

Đến cuối năm 1995, huyện Đồng Phú có 2 thị trấn: Đồng Xoài (huyện lị), Phước Vĩnh và 13 xã: An Bình, An Linh, Đồng Tâm, Phước Sang, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Thành, Thuận Lợi, Vĩnh Hòa.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương; đồng thời chuyển thị trấn Phước Vĩnh và 5 xã: An Bình, An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa về huyện Tân Uyên của tỉnh Bình Dương quản lý (nay 6 đơn vị hành chính này thuộc huyện Phú Giáo). Lúc này tỉnh lỵ tỉnh Bình Phước đặt tại thị trấn Đồng Xoài, huyện Đồng Phú.

Tính đến năm 1998, huyện Đồng Phú có 1 thị trấn Đồng Xoài và 8 xã: Đồng Tâm, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Thành, Thuận Lợi.

Ngày 01 tháng 09 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài (nay là thành phố Đồng Xoài) trên cơ sở tách thị trấn Đồng Xoài và xã Tân Thành cùng với một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Tân Phước, Thuận Lợi, Tân Hưng. Huyện còn lại 7 xã: Đồng Tâm, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Phước, Thuận Lợi.

Ngày 5 tháng 4 năm 2002, chia xã Đồng Tâm thành 2 xã: Đồng Tâm và Đồng Tiến; chia xã Tân Hòa thành 2 xã: Tân Hòa và Tân Tiến; chia xã Tân Lợi thành thị trấn Tân Phú và xã Tân Lợi; chia xã Thuận Lợi thành 2 xã: Thuận Lợi và Thuận Phú. Từ đó, huyện Đồng Phú có 1 thị trấn và 10 xã, giữ ổn định cho đến nay.



Đồng Phú có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (bao gồm 14 dân tộc anh em), dân cư tập trung từ mọi miền đất nước nên bản sắc văn hoá rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình văn hoá đặc sắc như: múa cồng chiêng, đi cà kheo (của người X`tiêng), lễ hội té nước (của người Khơme), hát quan họ, hát chèo, đờn ca tài tử (của người Kinh)… Nhưng truyền thống văn hoá lâu đời nhất ở Đồng Phú thuộc về người X`tiêng. Về tín ngưỡng, Đồng Phú có 6 tôn giáo lớn với 16.778 chức sắc, tín đồ, phật tử, chiếm 21,44% dân số của huyện.





Comments

Popular posts from this blog

Oswald Mosley - Wikipedia

Ngài Oswald Ernald Mosley của Ancoats, Nam tước thứ 6 [n 1] (16 tháng 11 năm 1896 - 3 tháng 12 năm 1980) là một chính trị gia người Anh nổi tiếng vào những năm 1920 với tư cách là một thành viên của Quốc hội và sau đó vào những năm 1930 trở thành lãnh đạo của Anh Liên minh phát xít (BUF). . Ông trở lại Nghị viện với tư cách là nghị sĩ của Smethwick tại một cuộc bầu cử phụ vào năm 1926, với tư cách là một ứng cử viên Lao động, và từng là Thủ tướng của Công tước xứ Lancaster trong Chính phủ Lao động năm 1929. Ông được coi là một Thủ tướng Lao động tiềm năng, nhưng đã từ chức vì bất hòa với các chính sách thất nghiệp của Chính phủ. Sau đó, ông thành lập Đảng mới. Ông mất ghế Smethwick tại cuộc tổng tuyển cử năm 1931. Đảng mới trở thành Liên minh phát xít Anh (BUF) năm 1932. Mosley bị cầm tù vào tháng 5 năm 1940 và BUF bị cấm. Ông được thả ra vào năm 1943, và, bị thất sủng về mặt chính trị bởi sự liên kết của ông với chủ nghĩa phát xít, ông chuyển ra nước ngoài vào năm 1951, dành phầ

Ilog, Negros Tình cờ - Wikipedia

Đô thị của Philippines ở tỉnh Negros Occidental Đô thị ở Tây Visayas (Vùng VI) Philippines Ilog chính thức là Đô thị của Ilog là một Đô thị hạng 2 ở tỉnh Negros Occidental, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2015, nó có dân số 57.389 người. [3] Được thành lập bởi các tu sĩ Augustinian Gerónimo Marín và Francisco Bustos vào ngày 16 tháng 5 năm 1584, đây là thủ đô đầu tiên của quân đội lịch sử / tỉnh Negros vào cuối Thế kỷ 18. Tên Ilog (hoặc Ylog Tagalog cho "dòng sông") được đề xuất bởi một hướng dẫn viên Tagalog của người Tây Ban Nha vì nơi này hoàn toàn được bao quanh bởi con sông dài nhất trên toàn đảo Negros, sông Hilabangan. Những cư dân đầu tiên của Ilog chủ yếu là người di cư từ đảo Panay. Barangays [ chỉnh sửa ] Ilog được chia nhỏ về mặt chính trị thành 15 barangay. Andulauan Balicotoc Bocana Calubang Canlamay Consubo Poblaci) Barangay II (Población) Tabu Vista Alegre Nhân khẩu học [ chỉnh sửa ] Điều tra dân số của

Nümbrecht - Wikipedia

ở Bắc sông-Bavaria, Đức Nümbrecht là một đô thị ở Oberbergischer Kreis, ở Bắc sông-Bavaria, Đức. Đây là một khu nghỉ dưỡng sức khỏe, được biết đến với khí hậu tốt. Địa lý [ chỉnh sửa ] Nümbrecht nằm cách thủ đô Cologne khoảng 40 km về phía đông. Các địa điểm lân cận [ chỉnh sửa ] Các địa điểm liền kề với Nümbrecht Phân chia thị trấn [ chỉnh sửa ] 19659012] Abbenroth Ahebruch Alsbach Bierenbachtal Breunfeld Benroth Distelkamp Drinsahl Elsenroth Erlinghausen Friedenthal Guxmühen 19659012] Homburger Papiermühle Huppichteroth Kleinh öhe Krahm Kurtenbach Langenbach Linde Nallingen [19699012] Neuenberg Neuroth dinghausen Oberelben Prombach Riechenbach Rommelsdorf Röttgen ] Straße berdorf Unter der Hardt Vorholz Winterborn Windhausen Wirtenbach Wolfscharre 1131 là nơi đầu tiên được đề cập đến xác nhận cho cư dân của Bon Saint Cassiusstift "(Tài liệu đặt tên đầu tiên của các địa điểm Oberbe